Cột trụ của sự liên kết McDonnell Douglas

DC-10 được sản xuất năm 1968 với gói giao hàng đầu tiên năm 1971. Nwm 1977 Series DC-9 "Super 80" (tên sau này là MD-80) được triển khai. Nó đã chứng minh đây là một chương trình rất thành công. Máy bay tiếp theo được sản xuất là MD-11, một bản cải tiến nâng cấp của DC-10. MD-11 mang dáng dấp của những máy bay hiện đại với 3 động cơ phản lực. Sau khi xuất xưởng năm 1986, MD-11 đã bán được 200 chiếc, nhưng nó đã bị đình chỉ sản xuất năm 2001 sau sự hợp nhất với Boeing và đã được khôi phục lại sản xuất với tên Boeing 777. Máy bay thương mại cuối cùng của McDonnell Douglas được sản xuất năm 1988. MD-90 là bản nâng cấp của MD-80, trang bị động cơ V2500 International Aero Engines.

FC-10 là máy bay vận tải thứ hai mà McDonnell Douglas được cung cấp cho không quân Hoa Kỳ năm 1976. Loại đầu tiên là McDonnell Douglas C-9. Tuy nhiên, việc cung cấp cả hai loại máy bay đã giảm dần sau khi chiến tranh lạnh kết thúc. Việc cung cấp đã kết thúc sau sự hợp nhất với Boeing năm 1997, Boeing đã thay thế bằng 2 chương trình Joint Strike Fighter ProgramAdvanced Tactical Fighter (máy bay chiến thuật cao cấp).

Trong suốt quá trình hoạt động, McDonnell Douglas đã sản xuất thành công rất nhiều loại máy bay quân sự, trong số đó có F-15 Eagle (1974) và F/A-18 Hornet (1975) với tên lửa HarpoonTomahawk. Với cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 1970 đã gây những biến động trong công nghiệp hàng không, McDonnell Douglas bắt buộc phải thay đổi đa dạng hóa các sản phẩm để đối phó với các cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai.

Dự án McDonnell Douglas MD-12

Vào năm 1984, McDonnell Douglas mở rộng sang lĩnh vực trực thăng với việc mua lại công ty Hughes Helicopters từ tập đoàn Summa Corporation. McDonnell-Douglas đã trả 500 triệu USD cho công ty này, và đổi tên lại thành McDonnell Douglas Helicopter Company. Sau đó lại trở thành McDonnell Douglas Helicopter Systems năm 1985. McDonnell Douglas Helicopters nổi tiếng với mẫu trực thăng tấn công AH-64 Apache (được thiết kế bởi Hughes)

Năm 1992, McDonnell Douglas đã công khai bản thiết kế máy bay chuyên chở hành khách loại lớn 2 tầng mang tên McDonnell Douglas MD-12 nó khá giống với máy bay chở khách Airbus A380 ngày nay. Sự kiện này đã kích thích thị trường hàng không, kế hoạch nghiên cứu chỉ đơn thuần là cái vỏ, thực sự McDonnell Douglas đã phải vật lộn mãnh liệt dưới sức ép của Boeing và Airbus. Sự cạnh tranh đã xóa bỏ hầu hết các cơ sở sản xuất của hãng, hãng cũng không có phương sách hay tiền bạc để phát triển loại máy bay kỳ quái của mình, và kế hoạch đã nhanh chóng xóa sổ. Điều thú vị là Boeing cũng dụng thiết kế của McDonnell Douglas thay thế cho loại 747 của mình, nhưng cuối cùng chỉ có Airbus A380 là thực sự có thiết kế 2 tầng và đã cất cánh cho đến nay.